Rối loạn mỡ máu tuy không phải là căn bệnh cấp tĩnh nhưng biến chứng mà căn bệnh này lại rất nguy hiểm và tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn cần chú ý và lưu tâm đến căn bệnh này bởi vì rối loạn mỡ máu thường diễn tiến trong âm thầm.
Khái niệm về rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ. Bệnh rối loạn mỡ máu có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch như bệnh động mạch vành, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,… và hàng loạt vấn đề ở các cơ quan khác trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong.
Mục lục
Rối loạn mỡ máu tuy không phải là căn bệnh cấp tĩnh nhưng biến chứng mà căn bệnh này lại rất nguy hiểm và tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn cần chú ý và lưu tâm đến căn bệnh này bởi vì rối loạn mỡ máu thường diễn tiến trong âm thầm.

Khái niệm về rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ. Bệnh rối loạn mỡ máu có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch như bệnh động mạch vành, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,… và hàng loạt vấn đề ở các cơ quan khác trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh rối loạn mỡ máu xuất hiện khi các nồng độ chất béo trong máu vượt ngưỡng an toàn hoặc thấp hơn ngưỡng an toàn, cụ thể:
- Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol hay cholesterol xấu);
- Giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL – cholesterol hay cholesterol tốt);
- Tăng nồng độ triglyceride.
Biến chứng mà người bị rối loạn mỡ máu có thể gặp phải

Những thắc mắc như triệu chứng của mỡ máu cao là gì, biến chứng của rối loạn mỡ máu có nguy hiểm hay không là câu hỏi của hầu hết người bệnh. Mỡ là nguồn cung cấp năng chính cho các hoạt động của cơ thể. Do đó, nếu lượng mỡ trong máu ở mức bình thường thì sẽ không gây hại gì cho cơ thể, nhưng nếu mỡ máu cao, sẽ để lại nhiều biến chứng như:
– Xơ vữa động mạch – Đây là biến chứng thường gặp nhất. Khi trong máu có quá nhiều hàm lượng cholesterol “xấu”, sẽ khiến cho cholesterol lắng đọng ở thành mạch máu dẫn đến các mảng xơ vữa hình thành, hậu quả là:
- Lòng mạch máu bị hẹp dẫn đến giảm lượng máu nuôi dưỡng cơ quan mạn tính, có thể gây suy tim, thiếu máu não, tăng huyết áp…
- Các mảng xơ vữa bong ra và gây tắc mạch máu. Nếu mạch vành bị tắc gây nhồi máu cơ tim (đột quỵ tim), hay tắc mạch máu não gây đột quỵ não. Đây là nguyên nhân làm cho người bệnh tử vong đột ngột chỉ trong một thời gian ngắn.
– Bị gan nhiễm mỡ: Về lâu dài, gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Phòng ngừa rối loạn mỡ máu bằng cách nào?
Để phòng ngừa bệnh rối loạn mỡ máu hiệu quả, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa chất béo bão hòa làm gia tăng lượng cholesterol trong máu. Một số thực phẩm được chứng minh là có chất béo bao gồm: sữa, thịt mỡ, bơ, nội tạng động vật, bánh quy…
Thay vào đó, nên dung nạp thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa gồm: dầu hướng dương, sữa đậu nành, rau củ quả… Ngoài ra, cần bổ sung các sản phẩm làm giảm cholesterol như:
- Bơ thực vật
- Lúa mạch
- Bột yến mạch
- Vỏ hạt Blond psyllium
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá để làm giảm lượng triglycerid có trong máu.
- Tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.

Người bệnh nên thường xuyên thăm khám sức khỏe, khoảng 6-8 tuần / lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu và điều trị. Hạn chế những căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực.
Rối loạn mỡ máu – Một căn bệnh thường gặp, và có biến chứng rất nguy hiểm. Vì thế, đừng chủ quan với căn bệnh rối loạn mỡ máu. Để phòng tránh những biến chứng của bệnh, hãy bắt đầu từ một lối sống khoa học và lành mạnh ngay từ hôm nay. Bên cạnh đó, NattoEnzym của Dược Hậu Giang cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời.