Thiếu máu não là một tình trạng sức khỏe phổ biến ở người từ độ tuổi trung niên trở lên nhưng hiện nay ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, các dấu hiệu thiếu máu não ban đầu thường bị phớt lờ bỏ qua vì đặc tính thoáng qua của nó làm cho người bệnh chủ quan và không can thiệp kịp thời.
Mục lục
Thiếu máu não là một tình trạng sức khỏe phổ biến ở người từ độ tuổi trung niên trở lên nhưng hiện nay ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, các dấu hiệu thiếu máu não ban đầu thường bị phớt lờ bỏ qua vì đặc tính thoáng qua của nó làm cho người bệnh chủ quan và không can thiệp kịp thời. Hãy cùng theo dõi các thông tin sau đây để nắm rõ các dấu hiệu thiếu máu não và biết cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Dấu hiệu thiếu máu não
Thiếu máu não, còn được gọi là cản trở tuần hoàn não hoặc cản trở máu não, là tình trạng khi lưu thông máu đến não bị gián đoạn hoặc bị hạn chế, dẫn đến việc não bộ không nhận đủ lượng máu và dưỡng chất cần thiết để hoạt động. Điều này có thể xảy ra do tắc nghẽn mạch máu hoặc mạch máu co bóp, dẫn đến sự suy giảm của khả năng chức năng của não ở khu vực bị ảnh hưởng.

Thiếu máu não thường được chia thành 2 loại dựa trên khu vực não chịu ảnh hưởng, bao gồm:
- Thiếu máu não toàn bộ: xảy ra ở một vùng mô não lớn.
- Thiếu máu não cục bộ: khu trú ở một vùng cụ thể trong não.
Vì thế, dấu hiệu thiếu máu não cũng được chia thành 2 dạng để dễ dàng nhận biết
Dấu hiệu thiếu máu não toàn bộ
Nếu bạn phát hiện một số triệu chứng dưới đây, rất có thể đó là dấu hiệu thiếu máu não toàn bộ:
– Đau đầu thường xuyên. Thông thường ban đầu bạn có thể bị nhức đầu nhẹ tại một điểm nhất định nhưng sau đó lan khắp đầu với cường độ mạnh hơn. Đây là dấu hiệu thiếu máu não đầu tiên và được xem là phổ biến nhất của bệnh. Các cơn đau đầu này có thể dữ dội đến mức khiến bạn mất ngủ nặng, khó khả năng tập trung và giảm hiệu suất làm việc.
-Thị lực bị suy giảm, mù lòa.
-Gặp vấn đề với các vận động phối hợp, cử động cơ thể và nói với biểu hiện dễ thấy nhất là thường xuyên bị ngã và mất thăng bằng.
-Suy nhược cơ thể.
-Suy giảm trí nhớ.
-Nặng hơn là hôn mê, bất tỉnh.
Dấu hiệu thiếu máu não cục bộ
Một số dấu hiệu thiếu máu não cục bộ thường liên quan mật thiết đến thần kinh, với đặc điểm xảy ra ở một bên cơ thể. Các dấu hiệu thiếu máu não này thường sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng do thiếu máu nuôi não. Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu máu não đáng chú ý:
-Bỗng nhiên cảm thấy yếu một bên tay hoặc chân hoặc toàn bộ nửa người.
-Cảm giác khó nói, nói lắp.
-Mất phối hợp cử động cơ thể.
-Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên và có hiện tượng nhìn đôi (song thị).
Ngoài ra, một số người bệnh còn xuất hiện dấu hiệu thiếu máu não như tê bì nhức mỏi đầu ngón chân, ngón tay và các rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, tăng nhiệt độ cơ thể,…
Xem ngay: Thiếu máu não nên ăn gì để cải thiện được tốt nhất?
Làm thế nào để phòng tránh bệnh thiếu máu não
Bệnh thiếu máu lên não có thể được phòng ngừa, thế nên mọi người cần tuân thủ thực hiện theo những biện pháp như sau:
- Nên xây dựng và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: thực phẩm giàu omega 3, giàu nitrat, giàu polyphenols,… Hạn chế nạp vào cơ thể thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất bảo quản,…
- Người đã từng bệnh thiếu máu não cần duy trì vận động cơ thể, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày với cường độ tập vừa phải để phòng ngừa bệnh tái phát.
- Tránh xa các tác nhân tiêu cực gây căng thẳng: những thông tin tiêu cực, môi trường sống ô nhiễm (ô nhiễm không khí, tiếng ồn), giữ tinh thần luôn thoải mái, ngủ đủ giấc.
- Không sử dụng các thực phẩm gây mất ngủ như: cà phê, trà,…
- Không sử dụng chất kích thích, rượu bia.

- Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu thiếu máu não tiềm ẩn.
- Sử dụng viên uống hỗ trợ tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn. Nattoenzym là sản phẩm được tin dùng trên thị trường hiện nay.
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc dấu hiệu thiếu máu não
Nếu được chẩn đoán có những dấu hiệu thiếu máu não thì người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ và giàu dinh dưỡng. Chế độ này cần có sự kết hợp hài hòa giữa động vật lẫn thực vật, cụ thể người bệnh thiếu máu não cần đảm bảo nạp đủ các nhóm thực phẩm như các thực phẩm giàu sắt, đạm, vitamin,…