Guest post Quảng Cáo UAE – Thuốc chống đột quỵ hay thuốc đột quỵ là các loại thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý nền – nguyên nhân gây ra đột quỵ não. Các loại thuốc này cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng,
Mục lục
Thuốc chống đột quỵ hay thuốc đột quỵ là các loại thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý nền – nguyên nhân gây ra đột quỵ não. Các loại thuốc này cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, để đạt hiệu quả phòng ngừa đột quỵ tốt nhất.
Tìm hiểu về thuốc chống đột quỵ
Thuốc đột quỵ thường tập trung vào điều trị các bệnh lý là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đột quỵ não. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc đột quỵ như sau:
Làm giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó phòng tránh rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch. Đồng thời, hạn chế mảng bám tích tụ trong thành động mạch khiến cho động mạch co hẹp, mất tính đàn hồi. giúp máu lưu thông dễ dàng, hạn chế tắc nghẽn mạch máu ở não.
Chống đông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông cũng như làm tan cục máu đông gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Ổn định huyết áp cho các đối tượng huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Cao huyết áp làm áp lực lên thành mạch quá lớn gây nứt vỡ thành động mạch dẫn đến đột quỵ.
Ức chế men chuyển Angiotensin làm giãn mạch máu, giảm huyết áp, ngăn ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến tuyến thượng thận.
Các loại thuốc đột quỵ thường được sử dụng
Các loại thuốc đột quỵ chống đông máu
Tác dụng chính của thuốc đột quỵ chống đông máu là phòng ngừa và điều trị các bệnh lý do đông máu gây nên, hay gặp nhất là đột quỵ cục máu đông hình thành.
Không chỉ có vậy, thuốc chống đông máu cũng là giải pháp thường được chỉ định để phòng tránh nguy cơ đột quỵ do nguyên nhân thiếu máu não cục bộ.
Một số loại thuốc đột quỵ chống đông máu phổ biến hiện nay đó là warfarin và thuốc chống đông máu kháng vitamin K, thuốc chống kết tập tiểu cầu, heparin không phân đoạn (UFH) và trọng lượng phân tử thấp (LMWH).
Thuốc chống đột quỵ có tác dụng phòng ngừa rủi ro đột quỵ
Thuốc làm tan huyết khối
Huyết khối (cục máu đông) hình thành là do sự tích tụ của các mảng xơ vữa và lắng đọng tiểu cầu liên kết với những sợi fibrin. Khi huyết khối di chuyển trong lòng mạch sẽ làm gián đoạn hoặc tắc nghẽn dòng chảy của máu gây đột quỵ. Đôi khi huyết khối có thể tự vỡ một phần nhưng phần còn lại thì cần có sự hỗ trợ của thuốc chống đột quỵ để đánh tan.
Hiện nay, thuốc chống đột quỵ NattoEnzym của Dược Hậu Giang là một trong những sản phẩm được tin dùng trên thị trường.
Thuốc giảm nồng độ cholesterol
Thuốc đột quỵ làm hạ cholesterol máu bao gồm các loại phổ biến như Statin, Resins, Fibrate.
Thuốc kháng tiểu cầu
Có 2 nhóm thuốc kháng tiểu cầu được dùng nhiều hiện nay đó là Aspirin thuốc ức chế và Receptor P2Y12.
Thuốc kháng tiểu cầu cũng là một dạng thuộc nhóm thuốc chống đông máu, công dụng chính của thuốc này là ngăn cản các tiểu cầu không dính vào nhau để phòng ngừa nguy cơ huyết khối hình thành, hạn chế rủi ro đột quỵ.
Thuốc dự phòng đột quỵ
Những thuốc chống đột quỵ thuộc nhóm này bao gồm: Aggrenox, Dipyridamole, Clopidogrel,… giúp dự phòng đột quỵ hiệu quả ở người có tiền sử bệnh thiếu máu não, có di truyền mắc bệnh đột quỵ.
Khi dùng thuốc chống đột quỵ cần tuân thủ đúng liều lượng và kê đơn của bác sĩ
Thuốc ổn định huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố làm cho biến chứng đột quỵ nặng nề hơn. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm tổn thương lớn đến thành động mạch, gây tắc nghẽn các mạch máu não và hình thành huyết khối dẫn đến đột quỵ. Vì thế, bệnh nhân cần phải uống thuốc đột quỵ giúp ổn định huyết áp để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Một số loại thuốc chống quỵ với tác dụng hạ huyết áp thường được chỉ định gồm có:
Nhóm thuốc Felodipine, diltiazem và amlodipine; thuốc lợi tiểu: hypothiazide, hydrochlorothiazide, chlorthalidone và furosemide; nhóm thuốc ức chế trực tiếp thụ thể angiotensin và ức chế men chuyển (ACE).
Những lưu ý khi sử dụng thuốc đột quỵ
Việc sử dụng thuốc đột quỵ là rất quan trọng để ngăn ngừa sự tái phát và các biến chứng sau đột quỵ để đảm bảo sức khỏe tổng thể của bạn. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc đột quỵ:
– Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc đột quỵ của bác sĩ:
Luôn luôn tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Đừng tăng hoặc giảm liều lượng mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia.
-Không tự ý ngừng sử dụng thuốc chống đột quỵ:
Không nên ngừng sử dụng thuốc chống đột quỵ đột ngột mà không có hướng dẫn từ bác sĩ. Việc ngừng thuốc đột quỵ một cách đột ngột có thể tăng nguy cơ đột quỵ tái phát.
-Thông báo cho bác sĩ về tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc đột quỵ:
Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào từ việc sử dụng thuốc chống đột quỵ, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức. Đừng tự ý ngưng sử dụng thuốc đột quỵ vì tác dụng phụ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
-Kiểm tra tương tác thuốc đột quỵ với các thuốc khác đang sử dụng:
Nếu bạn đang sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, hãy đảm bảo kiểm tra với bác sĩ tương tác giữa các thuốc để tránh các tác động không mong muốn.
-Kiểm tra huyết áp và đường huyết thường xuyên:
Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp hoặc đường huyết. Theo dõi thường xuyên giúp đảm bảo rằng thuốc đột quỵ đang hoạt động hiệu quả.
-Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay đổi lối sống:
Thuốc chống đột quỵ chỉ là một phần của quá trình phòng ngừa và điều trị sau đột quỵ. Thay đổi lối sống là điều rất cần thiết, bao gồm việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và kiểm soát căng thẳng.

-Không tự ý bổ sung thêm thuốc mới:
Nếu bạn muốn bổ sung thêm bất kỳ loại thuốc chống đột quỵ nào vào chế độ điều trị của bạn, hãy thảo luận trước với bác sĩ. Không nên tự ý bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc đột quỵ mới mà không có sự hướng dẫn chuyên nghiệp từ bác sĩ.
-Thực hiện kiểm tra định kỳ đầy đủ:
Bác sĩ sẽ lên lịch kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng sức khỏe của bạn có ổn định hay không, qua đó tầm soát đột quỵ một cách hiệu quả và sớm nhất.